Áo đồng phục có thể coi là một trong những “đại diện thương hiệu” trong mắt khách hàng. Trên áo xuất hiện những vết bẩn sẽ khiến cho chiếc áo bị mất đi tính thẩm mỹ cũng như tính chỉn chu của người mặc, tạo ấn tượng không tốt cho người nhìn. Không chỉ mang đến sự khó chịu cho người mặc mà đây cũng là điều mà không doanh nghiệp nào mong muốn ở chiếc áo đồng phục nhân viên mặc. Nếu chiếc áo thun đồng phục của bạn không may dính bẩn và bạn đang lo lắng không biết phải xử lý vết bẩn đó thế nào thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Trong bài viết này, Fennik sẽ chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm hữu ích cho việc tẩy vết bẩn trên áo thun đồng phục. Tham khảo ngay thôi!
40+ Áo phông đồng phục công ty thiết kế đẹp, nổi bật thương hiệu
1. Mẹo sử dụng chanh tươi để xử lý vết bẩn trên áo thun đồng phục có màu
Chanh là một loại nguyên liệu dễ tìm, giá thành rẻ và khá hiệu quả trong việc làm sạch và tẩy trắng. Bạn có thể sử dụng chanh tươi để xử lý vết bẩn trên các loại áo thun đồng phục có màu bằng cách:
Cách 1: Vắt một cốc nước chanh tươi rồi hòa tan với bột giặt và nước ấm > Ngâm quần áo màu trong dung dịch này khoảng 20 phút rồi bỏ ra và giặt như bình thường.
Cách 2: Đun sôi nồi nước có chứa vài lát chanh. Sau đó ngâm quần áo màu trong nồi nước khoảng 1 giờ đồng hồ rồi lấy áo ra chà các vết bẩn bằng chanh trực tiếp đến khi nào thấy sạch thì thôi. Cuối cùng là giặt quần áo bằng tay như bình thường là đã có thể loại bỏ hoàn toàn các vết bẩn trên áo đồng phục.
4 lưu ý khi đặt áo đồng phục công ty
2. Dùng giấm để xử lý vết ố, vết bẩn trên áo thun đồng phục
So với chanh thì giấm sẽ có tính tẩy cao hơn vì tính axit mạnh hơn, đây cũng là nguyên liệu thường xuyên được sử dụng để làm sạch các vết bẩn cứng đầu. Các bước tẩy sạch bằng giấm như sau:
Bước 1: Trộn khoảng 120ml giấm ăn với 5ml nước giặt quần áo. Sau đó đem ngâm quần áo màu bị ố, bẩn vào dung dịch đó trong khoảng 30 phút.
Bước 2: Tiến hành giặt quần áo như bình thường là đã lấy lại độ trắng sáng cho trang phục.
Ngoài ra với những vết bẩn cứng đầu, bạn có thể cho trực tiếp giấm lên vết bẩn. Sau đó bạn dùng bàn chải đánh răng cũ và chà lên cho đến khi vết bẩn hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên cách làm này chỉ áp dụng với chất vải bền, vì có khả năng làm sờn và xơ vải.
3. Tẩy vết bẩn trên quần áo màu bằng rượu Vodka
Bạn có thể sử dụng rượu vodka tẩy quẩn áo màu bị bẩn như sau:
Bước 1: Trộn rượu với nước trắng theo tỷ lệ 1:1 và xịt lên vết bẩn trên trang phục.
Bước 2: Trong quá trình giặt, nên kết hợp cùng xà phòng chuyên dụng cho quần áo màu để mang đến hiệu quả cao.
Ngoài ra, đối với vết bẩn lâu ngày, bạn nên ngâm quần áo trong dung dịch rượu vodka với nước. Đảm bảo kết quả mang lại sẽ làm cho bạn ưng ý.
4. Chỉ với baking soda bạn có thể xử lý được hầu hết các vết bẩn trên áo
Baking soda là nguyên liệu khá quen thuộc trong việc làm sạch và tẩy trắng nhiều chất liệu khác nhâu. Đối với quần áo, bạn có thể làm như sau:
Bước 1: Cho 4 thìa baking soda vào 1/4 bát nước và hoà tan.
Bước 2: Dùng bàn chải đánh răng chà hỗn hợp trên vào vị trí vết bẩn trên quần áo, giữ nguyên trong vòng 1 tiếng rồi đem giặt quần áo bằng tay hoặc máy giặt như bình thường.
Bước 3: Nếu vết bẩn chưa hết bạn có thể thực hiện lại cách trên để đạt được hiệu quả như mong muốn.
5. Oxy già sẽ là ưu tiên số 1 đối với những vết ố vàng lâu ngày
Bước 1: Cho 1/4 chén bột giặt, 1/4 chén nước oxy già và 2 lít nước ấm vào thau giặt quần áo, trộn đều dung dịch và cho quần áo vào ngâm khoảng 30 phút.
Bước 2: Sau đó xả quần áo sạch lại với nước và giặt phơi theo quy trình bình thường.
* Lưu ý: Với những loại áo thun đồng phục dễ phai màu, không nên không nên xử dụng cách này vì Oxy già có tính tẩy khá mạnh.
6. Sử dụng nước tẩy chuyên dụng có tác dụng tẩy nhẹ nhàng
Các loại nước tẩy quần áo chuyên dụng có tác dụng tẩy sạch nhẹ nhàng sẽ không làm phai màu hay gây hại đến sức khỏe của người sử dụng.
* Lưu ý: Nên chú ý đến phần HDSD của nước tẩy, vì một số loại chuyên dụng cho áo trắng có thể làm bay màu áo đồng phục của bạn.
7. Cách bảo quản áo thun đồng phục đơn giản, dễ thực hiện
Trong quá trình sử dụng đồng phục, việc dính bẩn là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên nếu biết cách giữ gìn và bảo quản đồng phục đúng cách thì sẽ hạn chế được tối đa các vết bẩn, giúp cho đồng phục luôn đẹp như mới. 4 cách bảo quản áo thun đồng phục mà Fennik muốn chia sẻ đến bạn là:
- Không chỉ với áo sơ mi, việc treo án thun trên móc cũng giúp áo luôn phẳng đẹp, không có nếp nhăn.
- Không nên treo áo ở những nơi ẩm thấp để tránh việc ẩm mốc sẽ khiến áo bị mất tính thẩm mỹ và việc làm sạch cũng khá khó khăn.
- Nên giặt ngay sau khi mặc, việc này cũng giúp hạn chế việc ố vàng và mốc áo, đồng thời luôn giữ được mùi thơm trên áo.
- Khi phơi áo nên lộn trái áo để phơi, tránh những ánh nắng trực tiếp. Ánh nắng trực tiếp sẽ làm giảm độ bền của hình in và làm bạc màu áo.
6 kỹ thuật in đồng phục công ty được ưa chuộng nhất tại các doanh nghiệp
Với hướng bảo quản và 6 mẹo xử lý vết bẩn trên áo thun đồng phục mà Fennik chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn có thể áp dụng với những chiếc áo của mình, giữ cho những chiếc áo luôn sạch đẹp như lúc ban đầu nhé!