Các loại chất liệu vải may đồng phục phổ biến

Khi may đồng phục, yếu tố đầu tiên cần quan tâm đến chính là chất liệu vải. Một chất liệu phù hợp sẽ tạo ra được cảm giác thoải mái cũng như tính thẩm mỹ cho trang phục.

Trên thị trường may mặc hiện nay, đồng phục có thể được may từ rất nhiều chất liệu vải khác nhau. Sự khác biệt về giá cả may áo phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu vải. Cùng Fennik tìm hiểu xem các loại vải may đồng phục phổ biến hiện nay nhé.

1. Chất liệu Vải Cotton 4 chiều

Cotton 4 chiều là loại vải chất lượng cao được làm từ sợi bông tự nhiên (92% – 95% cotton) và sợi Spandex. 

Chất liệu vải cotton 4 chiều
Chất liệu vải cotton 4 chiều

Ưu điểm: vải có độ co giãn có thể lên đến 4 chiều và khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Hơn nữa vải còn dễ bắt màu, dễ in hình và khó phai mực nên rất được ưa chuộng trong sản xuất áo đồng phục.

Nhược điểm: vải cotton 4 chiều có giá thành cao và độ bền kém. Nếu bạn thấy trên thị trường mặt hàng giá rẻ thì khả năng cao đó là hàng kém chất lượng, hàng giả đã pha trộn các thành phần khác. 

Ứng dụng: Vải được ứng dụng rộng rãi trong may mặc, nhất là trong trang phục trẻ em, vận động viên. Và loại vải này cũng được sử dụng nhiều để làm áo lớp, đồng phục hay may các sản phẩm gối, rèm cửa, khăn trải bàn,…

2. Chất liệu Vải CVC 

Vải CVC là cụm từ được viết tắt trong tiếng Anh “Chief Value of Cotton”, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “sợi bông có giá trị cao”. Vải được pha trộn bởi sợi cotton tự nhiên và sợi polyester nhân tạo.

Chất liệu vải CVC
Chất liệu vải CVC

Ưu điểm: Sợi vải CVC rất mềm, co giãn tốt, khả năng thấm nước nhanh với tỷ lệ sợi cotton tự nhiên cao. Vải còn có độ bền cao, giữ được dáng lâu. Đây cũng là loại vải thân thiện với môi trường, hoa văn đa dạng, kháng khuẩn, chống nấm mốc, bụi bẩn tốt. 

Nhược điểm: vải có giá thành cao, khá khó khô, dễ bị xù lông và bề mặt của vải dễ có những lỗ nhỏ do mật độ sợi thấp. Ngoài ra, sau một khoảng thời gian sử dụng thì loại vải này dễ xảy ra hiện tượng co giãn quá mức làm vải mất dáng ban đầu.

Ứng dụng: Với khả năng thấm hút mồ hôi tốt, bền và thoáng khí thì vải CVC là lựa chọn hoàn hảo cho trang phục được may từ vải CVC như áo thun, đồng phục thể thao, áo lớp,… đang rất phổ biến trên thị trường.

3. Chất liệu Vải TC

Vải cotton TC là loại vải tổng hợp, được cấu tạo từ 35% sợi cotton và 65% sợi polyester. Chính vì thế, vải này còn có tên gọi khác là cotton 35/65 hoặc vải cotton poly. 

Chất liệu vải TC
Chất liệu vải TC

Ưu điểm: Sự kết hợp giữa cotton và polyester tạo ra chất liệu vải có độ mềm mại, khả năng thấm hút, độ đàn hồi tốt và độ cứng vừa phải. Vải cotton TC có giá thành hợp lý, độ thẩm mỹ cao và bắt màu tốt. 

Nhược điểm: hạn chế là độ thông thoáng và hút ẩm kém nên có thể tăng tỷ lệ cotton để vải có khả năng thông thoáng hơn.

Ứng dụng: may các sản phẩm thời trang, đặc biệt là trang phục thể thao. Vải còn được ứng dụng rộng rãi để sản xuất các sản phẩm chăn ga gối đệm cho gia đình.

4. Chất liệu Vải Thun lạnh

Vải Thun lạnh là loại vải dệt từ sợi PE hoặc là sợi Nylon theo phương pháp dệt thoi hoặc dệt kim. Vải có đặc điểm mềm, mịn, khá bóng và trơn, khi sờ có cảm giác se lạnh và đặc biệt là không bị xù lông khi sử dụng.

Chất liệu vải thun lạnh
Chất liệu vải thun lạnh

Ưu điểm: Vải thun lạnh có nhiều tính năng nổi bật như khả năng chống bám bẩn cao, không bị xù lông nên rất dễ giặt và vệ sinh. Độ bền của vải cao và không dễ bị ăn mòn bởi hóa phẩm hoặc các vi khuẩn gây hại. Hơn nữa, giá bán vải thun lạnh 4 chiều còn rẻ hơn các loại vải Cotton, Kaki, Kate,…

Nhược điểm: Khó bảo quản tốt trong môi trường có nhiệt độ cao. 

Ứng dụng: Hiện nay, các ứng dụng từ vải Thun lạnh rất đa dạng. Nó có thể được sử dụng để may quần áo thể thao, làm đầm, đồ ngủ, đồ bộ,… Ngoài ra, vải còn được dùng may quần áo oversize, áo chống nắng rất tiện ích.

5. Chất liệu Vải Cá sấu

Thun cá sấu hay Spandex Crocodile là loại vải có nguồn gốc từ hãng thời trang Lacoste. Vải có đặc điểm dễ phân biệt với các loại vải khác là các mắt vải to hơn những loại vải thun thông thường và không mịn. 

Chất liệu vải cá sấu
Chất liệu vải cá sấu

Ưu điểm: Loại vải này có sự mềm mại, khả năng thấm hút, đàn hồi cao và khá nhẹ nên sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Hơn nữa vải còn phù hợp với mọi vóc dáng người mặc và thích nghi với mọi điều kiện thời tiết.

Nhược điểm: Với những loại vải cá sấu pha thành phần khác ngoài cotton thì khả năng thấm hút kém hơn, dễ phai màu và đàn hồi kém. Ngoài ra, giá bán loại vải này khá cao và khi dùng một thời gian dài vải sẽ mỏng dần.Ưu điểm: Vải thun lạnh có nhiều tính năng nổi bật như khả năng chống bám bẩn cao, không bị xù lông nên rất dễ giặt và vệ sinh. Độ bền của vải cao và không dễ bị ăn mòn bởi hóa phẩm hoặc các vi khuẩn gây hại. Hơn nữa, giá bán vải thun lạnh 4 chiều còn rẻ hơn các loại vải Cotton, Kaki, Kate,…

6. Chất liệu Vải Coolmax

Vải Coolmax là một loại vải được tạo ra từ sự pha trộn, kết hợp của các loại sợi polyester.

Chất liệu vải Coolmax
Chất liệu vải Coolmax

Ưu điểm: thấm hút ẩm tốt, thoát ẩm nhanh, vô cùng thông thoáng. Chất liệu với những sợi vải hình dẹt, có khía chạy dọc thân sườn, cùng cách dệt đặc biệt, tạo rãnh thoát mồ hôi siêu tốc. Kết cấu bề mặt chứa hàng vạn lỗ thoáng khí thúc đẩy dòng không khí lưu chuyển, giúp khô thoáng da vượt trội.

7. Chất liệu Vải Mè

Chất liệu thun mè có tên tiếng Anh là Bird’s Eye Pique Fabric. Vải được dệt từ sợi Polyester tổng hợp, có 3 – 5% sợi Spandex và có thể thêm sợi Cotton. Bề mặt vải xuất hiện những lỗ nhỏ li ti nhìn như hạt mè. 

Chất liệu vải mè
Chất liệu vải mè

Ưu điểm: khả năng khử mùi, kháng khuẩn tốt và thoát ẩm nhanh. Độ bền của vải cao, không bị chảy xệ hay mất form dáng sau thời gian dài sử dụng.

Nhược điểm: một số loại vải không có thành phần sợi cotton nên sẽ hơi nóng khi mặc. Độ co giãn, đàn hồi vải không quá cao và dễ hư hỏng, biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Ứng dụng: Vải rất nhanh khô nên thích hợp dùng trong các trang phục thể dục thể thao, áo form rộng. Thun mè có khả năng kháng khuẩn, khử mùi và chống nấm mốc tốt nên còn được lựa chọn để may khẩu trang.

8. Chất liệu Vải Kate

Kate là một loại vải sợi nhân tạo tổng hợp. Nó được dệt từ sợi cotton (sợi bông thiên nhiên) và sợi Polyester nhân tạo. 

Chất liệu vải Kate
Chất liệu vải Kate

Ưu điểm: khả năng hút ẩm, chống nhăn và giữ màu tốt. Vải kate còn được các chuyên gia đánh giá cao về khả năng giữ màu của nó. Vải ít gây kích ứng da với bề mặt vải phẳng nhẵn, mềm mại, không thô ráp, độ dày vừa phải. 

Nhược điểm: độ co giãn của vải khá thấp, giá thành nhiều loại vải còn cao so với giá các loại vải khác trên thị trường.

Ứng dụng: Vải kate được lựa chọn để may rất nhiều loại trang phục như đồ công sở, áo sơ mi, đồng phục công ty,… đặc biệt nhất là may chăn, ga, gối, đệm.

9. Chất liệu Vải Bamboo

Vải tre Bamboo được làm từ 100% thiên nhiên, có nguồn gốc từ châu Á. Đây là loại vải làm từ bột Cellulose. Loại bột này chiết xuất từ sợi tre, qua nhiều quy trình xử lý: bóc tách, nghiền phần thân tre đến khi thành những sợi mỏng, kéo và dệt sợi thành vải rồi nhuộm màu mà thành. 

Chất liệu vải bamboo
Chất liệu vải bamboo

Ưu điểm: Nổi bật nhất là khả năng kháng khuẩn tự nhiên và khử mùi tốt. Vải Bamboo vô cùng mềm mại, mỏng mịn, tạo cảm giác mát mẻ khi sờ vào cũng như khi sử dụng. Ngoài ra vải còn thấm hút mồ hôi tốt, chống tia UV hiệu quả, an toàn cho da, không gây dị ứng và thân thiện với môi trường.

Nhược điểm: vải dễ bị nhăn, lâu khô hơn những chất liệu thông thường khác. 

Ứng dụng: Vải tre Bamboo được sử dụng trong một số mặt hàng phục vụ đời sống như: quần lót cho nam, nữ, khẩu trang, tất khử mùi, quần áo trẻ con, chăn ga gối đệm, thời trang cao cấp,…

10. Chất liệu Vải Kaki

Vải kaki là loại vải có thành phần cấu tạo từ 100% sợi tự nhiên (cotton), hoặc kết hợp giữa cotton và sợi tổng hợp. 

Chất liệu vải kaki
Chất liệu vải kaki

Ưu điểm: Loại vải này có tính bền, thấm hút, có độ co giãn tốt. Với thành phần cấu tạo chủ yếu từ sợi cotton nên vải có độ bền tuyệt vời, dễ nhuộm màu. Kaki còn có khả năng phân hủy khi không sử dụng một thời gian dài. 

Nhược điểm: Vải có giá thành cao và vải khá cứng, co dãn không tốt. Vải thường được ứng dụng để may đồng phục công sở, đồng phục học sinh,… Vải cũng phù hợp để làm váy, đầm, quần tây công sở, vest nam nữ. 

Trên đây là những chia sẻ từ cẩm nang chất liệu vải của FENNIK. Hi vọng bài viết của FENNIK đã giúp Quý vị hiểu rõ hơn về tính chất, ưu điểm của từng chất liệu vải, cũng như đánh giá được chất liệu vải phù hợp với nhu cầu may đồng phục của công ty mình.

Để được tư vấn chi tiết, tận tình nhất về mọi vấn đề đặt may đồng phục doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi, FENNIK sẽ mang đến cho Quý khách những trải nghiệm tốt nhất.
FENNIK rất hân hạnh được đồng hành cùng Quý vị!

GỌI NGAY HOTLINE 0919.87.83.83 HOẶC
NHẬP SĐT ĐỂ NHẬN BÁO GIÁ VÀ TƯ VẤN

FENNIK cam kết

Chat Zalo với công ty may đồng phục Fennik
Chat Facebook với công ty may đồng phục Fennik
Gọi tư vấn công ty may đồng phục Fennik

Đăng ký nhận báo giá may đồng phục

Đăng ký nhận mẫu miễn phí

Đăng ký tư vấn đồng phục

Pop up đồng phục Fennik

Đăng ký tư vấn đồng phục

Đăng ký nhận báo giá may đồng phục